Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.
Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.
Vốn là một cử nhân kinh tế của trường cũng thuộc top 2 trong các trường có tiếng. Ra trường cũng lang thang 1 vài năm đi làm nhưng công việc nhiều khi cũng không được thuận lợi, làm chỉ đủ chi tiêu bản thân, cũng không tích góp được là bao nhiêu. Trải qua cũng đủ sóng gió, cuối cùng mình quyết định đi Nhật theo diện thực tập sinh nghĩa là lao động phổ thông mà chẳng cần bằng cấp gì. Mình bén duyên với Nhật Bản cũng một phần vì quê mình có truyền thống đi Nhật từ những năm 2000. Mặc định ở quê mình đến thời điểm hiện tại nếu các bạn không theo học tại các trường đại học ở Việt Nam sẽ tìm cách đi xuất khẩu lao động hoặc đi du học. Vốn là cũng từng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và qua bên đó lao động theo đúng nghĩa một anh công nhân nên mình có chút ít kinh nghiệm chia sẻ lại với các bạn đang có ý định qua Nhật làm việc.
Hiện tại đi xuất khẩu lao động tại Nhật có 2 hình thức chính: thứ nhất là đi theo diện thực tập sinh nghĩa là lao động phổ thông và thứ 2 là đi theo diện kĩ thuật viên nghĩa là dành cho các bạn có bằng cấp từ cao đẳng chính quy trở lên.
1. Thực tập sinh
Mình sẽ nói về diện thực tập sinh trước. Gần đây thị trường lao động bên Nhật càng lúc càng rộng mở nên việc đi Nhật khá dễ dàng. Như các anh chị và bạn bè mình từng đi Nhật cách đây khoảng 10 năm chia sẻ lại thì ngày đó thực sự khó khăn. Hầu hết từ lúc đăng kí đến lúc bay được phải cả năm trời, có người cả 2-3 năm nhưng vẫn kiên trì theo đuổi. Và mức phí ngày đó thì thực sự “chát”. Còn như mình thì may mắn hơn từ lúc mình đăng kí đến lúc bay là gần 8 tháng. Khoảng thời gian 8 tháng đó mình sống trong môi trường khá giống với quân đội. Mọi tác phong, nề nếp, sinh hoạt như một người lính. Mình nghĩ môi trường có hơi cứng ngắc nhưng tốt cho bản thân mình và cả các bạn. Nhớ lại về ngày mình thi tuyển phỏng vấn đơn hàng thì có một chút kinh nghiệm chia sẻ cho các bạn. Người Nhật họ có câu cửa miệng khi làm việc là “gambatte” nghĩa là cố gắng lên. Bạn nào từng xem bộ phìm “Chiaki cố lên” chắc biết câu đó ^^. Khi làm bất cứ việc gì họ cũng đều cố gắng hết sức có thể nên họ đánh giá cao các ứng viên khi tham gia thi tuyển phỏng vấn mà tỏ ra nỗ lực. Ví dụ một chi tiết nhỏ như thế này: Các bạn vào thi tuyển phỏng vấn thường sẽ có phần thì thể lực như hít đất chống đẩy chẳng hạn. Họ yêu cầu 30 cái chẳng hạn, như bạn là người có sức khỏe thì đơn giản bạn hoàn thành. Nhưng bạn nào ko quen thì sẽ khó, lúc ấy bạn phải tỏ ra thực sự nỗ lực, phải cho họ thấy làm mình làm đến hơi thở cuối cùng. Còn các bạn mà có thể làm vượt yêu cầu của họ thì nên tinh tế một chút là nên hỏi ý kiến của họ là tôi có thể làm tiếp được không. Vì những chi tiết nhỏ như thế phản ánh con người các bạn rất nhiều. Người Nhật họ khá nhạy cảm trong những vấn đề như thế. Và 1 điều rất quan trọng không chỉ trong việc các bạn phỏng vấn thi tuyển mà cả trong quá trình sang đó làm việc là các bạn nên thành thật. Nếu có bắt buộc phải nói dối thì cũng không bao giờ để họ biết mình nói dối. Họ rất ghét người nói dối đấy. Mình thấy nhiều bạn khổ sở chật vật trong chuyện thi đỗ đơn hàng. Mình có lời khuyên là trước khi tham gia thi tuyển các bạn nên chọn những ngành nghề công việc phù hợp với bản thân. Ví dụ như các bạn lớn tuổi nên chọn những ngành nghề như may mặc, nông nghiệp, xây dựng, dọn dẹp bảo trì tòa nhà… Các bạn có tay nghề gì từng làm ở nhà rồi thì cũng nên chọn công việc bên đó tương tự. Và cũng nên tìm hiểu về văn hóa con người địa danh nơi mà bạn qua đó làm việc. Khi đã đỗ đơn hàng rồi thì việc còn lại các bạn phải quan tâm chủ yếu là học tiếng và rèn luyện thể lực. Khi các bạn học tiếng tốt thì chẳng phải nói các bạn cũng thừa hiểu sẽ thuận lợi cho các bạn khi sang đó làm việc như thế nào, giỏi tiếng thì người Nhật muốn bắt nạt các bạn cũng khó. Mặc dù nhiều người đánh giá là người Nhật giả tạo nhưng với quan điểm của mình thì thấy đa phần họ lịch sự và chuyên nghiệp. Người ta vẫn nói học thêm một ngoại ngữ giống như việc bạn sống thêm một cuộc đời vậy. Khi các bạn giỏi tiếng lúc rảnh rỗi có thể chém gió với người Nhật tẹt ga. Họ cũng rất thích những người hài hước. Còn về thể lực thì các bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ. Tác phong làm việc của người Nhật cực kì chuyên nghiệp, sẽ không có chuyện bạn vừa làm vừa chơi, việc nhẹ lương cao. Dù bất kì công việc gì cũng đều có vất vả riêng. Bạn làm trong công xưởng, không chịu nắng mưa nhưng sẽ bị quản lý rất chặt. Gần như tay chân sẽ hoạt động không ngừng nghỉ trong giờ làm việc của họ. Kể cả khi không có việc bạn cũng không được phép ngồi. Còn như các công việc ngoài trời như xây dựng hay nông nghiệp phải chịu nắng mưa thì lúc không có việc bạn lại ngồi nghỉ ngơi thoải mái. Nhìn chung các bạn sang Nhật phải xác định là đổ mồ hôi để kiếm tiền và mình nghĩ những giọt mồ hôi ấy là xứng đáng. Tâm sự của một thực tập sinh
2. Kĩ Thuật Viên (Kĩ sư)
Một hình thức đi xuất khẩu lao động nữa là theo diện kĩ thuật viên hay còn gọi là kĩ sư dành cho các bạn có bằng cấp từ cao đẳng chính quy trở lên. Hình thức này mới được phổ biến rộng rãi khoảng 4 năm trở lại đây. Bạn bè mình mấy ông ngày trước học công nghiệp, xây dựng, bách khoa… giờ ở bên đó khá nhiều. Những năm gần đây đi theo diện kĩ sư khá dễ dàng và trở nên phổ biến. Nhiều năm trước việc đi theo visa này chỉ dành cho các bạn tốt nghiệp thuộc 2 trường là bách khoa và công nghiệp. Còn giờ đây bất kể bạn học trường nào chỉ cần bằng cấp chuyên ngành của bạn phù hợp là lên đường thôi. Mọi thứ đơn giản chứ chẳng có gì phức tạp cả. Nhưng cũng phải khẳng định lại với các bạn là mặc dù các bạn đi theo visa kĩ sư nhưng sang đó thời gian đầu đa phần là các bạn làm việc như một công nhân vì có 2 yếu tố chính: thứ nhất tiếng các bạn còn kém, thứ 2 năng lực chuyên môn của các bạn không cao. Nhiều bạn cứ mơ tưởng là sang đó làm kĩ sư thì sẽ được làm thiết kế rồi chỉ tay chỉ chân. Nhưng các bạn phải hiểu là ở một đất nước trình độ cao như Nhật Bản việc các bạn đạt đến đẳng cấp đó là thực sự khó khăn, thêm nữa tiếng Nhật cũng rất khó. Vì vậy nếu các bạn xác định qua Nhật làm việc mà trình độ tiếng còn kém và chuyên môn chưa cao thì thời gian những năm đầu phải đổ mồ hôi rất nhiều. Cái hay của visa kĩ sư là việc các bạn có thể chuyển việc và bảo lãnh vợ con sang Nhật cùng chung sống và định cư lâu dài cũng có thể là mãi mãi được. Có một chuyên ngành khá đặc biệt trong diện visa kĩ sư là dành cho các bạn tốt nghiệp khối ngành kinh tế. Nếu bạn có tấm bằng kinh tế trong tay mà muốn qua Nhật theo diện kĩ thuật viên thì tốt nhất là tiếng Nhật của bạn phải đang ở lever cao. Theo mình là phải tầm N3 . Lúc ấy các bạn mới có cơ hội. Vì chuyên ngành kinh tế đặc thù khi xin visa sẽ chỉ phù hợp với rất ít ngành nghề bên Nhật cần tuyển người và nếu có thì cũng hầu hết các ngành yêu cầu trình độ tiếng Nhật giao tiếp tốt.
3. MỨC LƯƠNG VÀ CHI PHÍ SINH HOẠT
Có một vấn đề các bạn quan tâm nhiều nhất đó là mức lương và chi phí sinh hoạt. Trước hết mình sẽ nói về chuyện lương thưởng ở bên Nhật. Hầu hết các công ty bên Nhật đều trả lương theo giờ làm việc. Và mỗi tỉnh sẽ có một mức lương cơ bản riêng. Mức lương trung bình năm 2019 ở Nhật là 823 yên/1h, nơi có mức lương cơ bản cao nhất là Tokyo – 932 yên/1h, thấp nhất là Miyazaki và Okinawa với mức lương cơ bản 714 yên/1h. Nhưng các bạn cũng đừng lo lắng quá nhiều nếu làm việc ở những vùng lương cơ bản thấp. Vì mức lương ở các vùng như Tokyo cao nhưng mức chi phí sinh hoạt cũng sẽ đắt đỏ. Giá thuê nhà đơn giản cũng gấp 1,5 đến 2 lần những vùng tỉnh lẻ. Chủ yếu các bạn kiềm nhiều hơn nhau ở chỗ công ty có nhiều việc làm thêm không và các bạn có đủ sức khỏe để làm thêm nhiều hay ít. Tiền lương khi làm thêm các bạn sẽ được nhân lên 125% so với lương cơ bản, làm đêm cũng sẽ được tính như lương làm thêm. Về mức chi phí sinh hoạt cho các bạn thì có những khoản cơ bản như tiền nhà, tiền điện nước, ăn uống mua sắm sinh hoạt hàng ngày. Tiền nhà thì đa phần các công ty tiếp nhận bên đó sẽ hỗ trợ 1 nửa đến toàn bộ. Tiền điện nước cũng thế. Như mình ngày trước may mắn công ty hỗ trợ toàn bộ các khoản chi phí đó. Về mặt hỗ trợ thì thường các bạn đi theo diện thực tập sinh sẽ được công ty hỗ trợ nhiều hơn là các bạn kĩ thuật viên nhé. Tiền ăn thì đa phần sẽ không được hỗ trợ, thường thì các bạn đi làm đêm mới hay có phụ cấp tiền ăn. Về tiền ăn với những khoản chi tiêu hàng ngày ước chừng 2 man ( tương đương 4 triệu ) là cũng khá ổn cho 1 người/ tháng rồi. Nhà cửa điện nước nếu cty hỗ trợ 1 nửa thì 1 tháng chừng 2 man nữa. Ngoài ra các bạn sẽ phải chịu thêm khoản tiền thuế và bảo hiểm. Ước chừng 2 man/tháng nữa. Tiền thuế tăng giảm phụ thuộc vào tiền lương mà bạn nhận được. Nhưng khoản tiền thuế và bảo hiểm này sau bạn về nước sẽ được nhận lại. Hầu hết các bạn đi thực tập sinh 3 năm về thường nhận lại được khoảng 80-90 triệu hay còn gọi là tiền nenkin. Nhiều bạn lo lắng sang đó nếu ốm đau sẽ ra sao. Nhưng các bạn cứ yên tâm, bản thân mình từng vào viện bên đó rồi. Chế độ chăm sóc thì tuyệt vời không chê vào đâu được. Tiền viện phí thuốc men đã có bảo hiểm lo mà mình không mất gì cả. Hầu hết các bạn sang đó về nước đều muốn sang lại. Bản thân mình đánh giá Nhật Bản là đất nước hiện đại và chuyên nghiệp.
Trên đây là vài lời chia sẻ của cá nhân mình, một vài lời khó có thể nói hết được nhưng hy vọng sẽ giúp được các bạn một phần nào đó trên con đường Nhật Bản của mình. Bạn nào cần mình tư vấn, chia sẻ nhiều hơn, sâu hơn thì mời mình cốc trà đá, cafe hay cốc bia cỏ mình sẽ kể bạn nghe nhiều hơn về Nhật Bản.
Tác giả bài viết: Admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 12
Hôm nay : 737
Tháng hiện tại : 13697
Tổng lượt truy cập : 7502614