Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.
Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.
Dạo một vòng các diễn đàn hay group ta đều có thể dễ dàng nhận thấy đa phần mọi người đều kỳ vọng VinFast sẽ sản xuất một mẫu ô tô giá rẻ. Thậm chí nhiều người còn cho rằng VinFast muốn nổi bật, muốn thành công phải cho ra mắt mẫu xe có giá từ 250 đến 300 triệu đồng. Mọi người nói về sự thay đổi trong cuộc sống khi làn sóng xe máy giá rẻ từ Trung quốc trước đây tràn về và hi vọng VinFast sẽ làm điều tương tự với ô tô.
>> Giá xe VinFast sẽ không dưới 1 tỷ?
Phải nhắc lại điều này, ô tô không phải là xe máy, nó hoàn toàn khác biệt.
Tata – Tập đoàn xe hơi Ấn Độ có giá trị 130 tỷ USD, sở hữu cả Jaguar và Land Rover đã quyết định thay đổi thị trường ô tô Ấn bằng một mẫu ô tô rẻ nhất thế giới sau khi liên doanh Maruti Suzuki ngừng sản xuất những mẫu xe giá rẻ vì kém lợi nhuận. Chủ tịch Tata, ông Ratan Tata mong muốn đem đến cho ngườ dân nước mình một chiếc xe ô tô có giá rẻ ngang xe máy, một chiếc ô tô mà phần lớn mọi người đều có thể mua được. Như thế, chiếc ô tô rẻ nhất thế giới - Tata Nano đã ra đời với thông điệp “xe cho mọi người”.
Tata Nano năm 2009 đã ra đời với giá cam kết 2.000 USD. Trước đó, dự kiến của Tata là sẽ bán khoảng 250.000 xe/năm và điều này khiến các hãng xe khác đứng ngồi không yên. Thời gian đó, Chính phủ Ấn Độ hân hoan, giới báo chí tung hô miệt mài, người dân hoan hoan hỉ hỉ. Chỉ có giới buôn ô tô cũ là “chết sặc” vì giá ô tô cũ giảm mạnh 25-30%, người tiêu dùng chờ mua Nano. Thậm chí Chính phủ Ấn Độ còn phải đưa ra phương án giải quyết hệ lụy xã hội khi thị trường xe cũ bị phá vỡ vì Nano.
Cộng đồng người tiêu dùng Ấn Độ dậy sóng và trước ngày Nano ra mắt báo chí còn ghi nhận hội chứng cuồng Nano (Nanomania). Dự kiến đơn hàng tối thiếu đạt 500.000 đơn nên Tata đã in sẵn 2 triệu form trước, thậm chí, Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ cũng sợ hội chứng này khiến hệ thống Tata quá tải nên nhận giúp mấy trăm ngàn form đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, đến ngày 25/4/2009, phía Tata công bố chỉ có 100.000 khách hàng có thể mua được xe trong năm 2010. So với mục tiêu ban đầu thì kết quả này có phần hụt hẫng.
Nguyên nhân vì đâu người Ấn đón nhận giấc mơ của mình e dè hơn mong đợi?
>> Đâu là concept xe VinFast được người Việt bình chọn nhiều nhất?
Người Ấn đã lặng lẽ bỏ đi khi nhìn thấy thực tế về chiếc xe giá rẻ của mình. Nano không phải là chiếc xe họ cần khi xe chỉ sử dụng động cơ 2 xi lanh 624cc, cửa hậu bị bịt kín nên cốp sau chỉ có thể sử dụng từ bên trong. Ngoài ra, bơm xăng phải mở cốp do họng bơm đặt trong cốp trước, chỉ có 1 gương chiếu hậu và 1 cần gạt nước, không điều hòa, không túi khí. Thậm chí, mẫu xe này còn có những giải pháp kỹ thuật táo tợn như lốp bắt bằng con 3 ốc, toàn bộ máy và hộp số chỉ được treo bằng 3 con ốc.
Xuất phát từ mục đích tốt muốn người nghèo cũng có thể mua được ô tô nhưng Tata dường như đã sai lầm.
Đáp lại thịnh tình của Tata, người dân Ấn Độ đã tiêu thụ 74.527 xe vào năm 2011, so với con số dự kiến 250 ngàn xe/năm thì con số này quá thấp. Đến khi một chiếc Tata Nano bị bốc cháy khi chủ nhân lái từ showroom về nhà đã gây nên một cuộc tranh cãi kịch liệt về độ an toàn và chất lượng của chiếc xe.
Sau đó, nguyên nhân thất bại của Nano đã bị đem ra mổ xẻ và tội đồ đầu tiên chính là mảng Marketing của Tata khi đã định vị Nano thành “chiếc ô tô rẻ nhất thế giới” dành cho người nghèo. Ấn Độ được biết như một xã hội coi trọng đẳng cấp và người nghèo cần phẩm giá chứ không phải là một sản phẩm chỉ ra sự nghèo của họ. Ngài Ratan Tata sau khi rời ghế chủ tịch vào năm 2014 đã cay đắng thừa nhận điều này.
Karl Slym, Cựu CEO Tata thời đó dù hứa hẹn sẽ không khai tử Nano nhưng cũng đã phải thừa nhận rằng: “Những người đi xe ga không hứng thú với Nano vì họ không muốn người khác nghĩ họ đang mua một chiếc xe chẳng phải xe hơi cũng chẳng phải xe 2 bánh. Những người đang sử dụng ô tô cũng không quan tâm tới Nano vì họ không muốn mua một chiếc xe không thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của một chiếc xe hơi”.
Sau đó, Tata đã thay đổi chiến thuật Marketing khi đổi thông điệp từ “xe giá rẻ cho người nghèo” thành "Smart City Car" hướng tới nhóm khách hàng mới, trẻ trung, hiện đại hơn. Hiện giờ, mẫu xe này cũng đã được trang bị lái trợ lực, CD, lazăng đúc và giá xe cũng không còn là 2.000 USD nữa. Tuy nhiên, tất cả những thay đổi này không vớt lại được việc doanh số của Nano ngày càng tụt dốc không phanh từ 74.527 xe năm 2011 xuống còn 7.591 xe năm 2016 và năm 2017 cực thê thảm khi 7 tháng đầu năm chỉ bán được 260 xe. Được biết, cũng trong tháng 7, 2 mẫu xe Maruti Suzuki cùng thuộc phân hạng của Nano nhưng đắt tiền hơn thậm chí còn bán được tới 52.000 xe.
Từ câu chuyện của Nano ở Ấn Độ làm chúng ta liên tưởng tới một câu chuyện tương tự tại Việt Nam đã từng xảy ra.
>> Hơn 3 tháng dự án ô tô Việt Vinfast đã thành hình đến đâu?
Thương hiệu Cherry của Trung Quốc vào năm 2009 đã từng giới thiệu mẫu xe QQ tới thị trường Việt Nam với giá bán 9.900 USD. Nhìn lại thời điểm đó, để dễ so sánh sự đắt rẻ của mẫu xe này chúng ta có thể hình dung một chiếc Honda Spacy (đang hot thời gian đó) đã giá 17.000 USD. Sau khi được giới thiệu, mẫu xe này được dân báo chí bàn tán rất sôi nổi và mọi người đều cho rằng QQ là sự lựa chọn hợp lý và sẽ có doanh số rất tốt. Cherry QQ3 ra mắt thị trường Việt năm 2009, với đơn vị lắp ráp và phân phối là công ty TNHH Liên doanh Ô tô Hòa Bình – VMC. Sau khi ra mắt, mẫu xe này đã hoàn toàn thất bại khi trong cùng phân khúc người ta có thể lựa chọn những mẫu xe cũ ngang giá nhưng trang bị an toàn hơn như Daewoo Matiz hay Morning… Bên cạnh đó, nguyên nhân thất bại của QQ còn đến từ tâm lý người Việt cảm thấy đi xe Trung Quốc không “oai” như đi xe Đức hay Nhật.
Người Việt hiện giờ đã có kinh tế khá giả hơn và bắt đầu chú ý đến lối sống, hình ảnh nên sẽ bắt đầu quan tâm đến những mác xe có tính cá nhân. Ví dụ như nói đến sang trọng, đẳng cấp người ta thường hình dung đến Mercedes-Benz, Lexus… mà không phải là Kia hay Mazda… Minh chứng là trong phân khúc SUV hạng sang, Mercedes-Benz GLC vẫn luôn là mẫu xe hot bậc nhất phân khúc, luôn cháy hàng kể từ khi ra mắt.
Trong quan niệm của người Việt thì chiếc xe vẫn là một tài sản, một dấu hiệu của vị thế xã hội chứ chưa đến mức xem ô tô là một phương tiện di chuyển. Số đông muốn một chiếc xe có giá 300 triệu nhưng phải đẳng cấp như một chiếc xe 1 tỷ - một đề toán quá nan giải.
Xã hội Việt Nam cũng tương tự như Ấn Độ, thích đẳng cấp và kịch bản của Nano sẽ lặp lại nếu VinFast chiều theo số đông, sản xuất một mẫu xe giá rẻ. Có lẽ thị trường Việt Nam cần một chiếc xe tương xứng mức giá của nó hơn là một mẫu xe giá rẻ không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của một chiếc xe hơi.
Người Việt hãy suy nghĩ một cách thực tế hơn là cố gắng thoát nghèo để mua một chiếc xe tử tế thay vì chờ đợi một chiếc xe giá rẻ và công năng của nó chỉ tương ứng với số tiền bỏ ra.
Nguồn: autopro.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 10
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 9
Hôm nay : 365
Tháng hiện tại : 14988
Tổng lượt truy cập : 7434431