Ai phục vụ tốt nhất sẽ kiếm được nhiều tiền nhất
“Ai phục vụ tốt nhất, sẽ kiếm nhiều lợi nhuận nhất”. Tất cả các tỷ phú trên thế giới như Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Richard Brandson,… đều là những thiên tài trong việc đi tìm lợi ích trong những cơ hội ẩn giấu khắp mọi nơi hoặc tạo ra những lợi ích độc nhất vô nhị.
Đi tìm lợi ích
Trong bộ phim The Six Sence (Giác quan thứ sáu), Haley Joel Osment đã nói: “Tôi có thể nhìn thấy người đã chết”. Một nhà kinh doanh giỏi cũng có thể “nhìn thấy các cơ hội”. Ẩn giấu. Khắp mọi nơi. Trên thế giới này, một số người rất giỏi trong các môn thể thao. Một số lại giỏi với âm nhạc. Số khác rất giỏi quản lý những người khác. Và một số lại giỏi trong việc “đánh hơi” thấy cơ hội làm ăn.
Họ giỏi trong việc nhìn ra được cơ hội sinh lời - làm như thế nào để cải tiến những sản phẩm/dịch vụ và thông tin có sẵn. Họ có thể làm việc đó một cách dễ dàng như biến chúng rẻ hơn. Họ biến mọi thứ họ chạm vào tốt đẹp hơn và qua đó, kiếm được một khoản lợi nhuận từ việc cải tiến chúng.
Nhà tỷ phú Richard Branson sẽ không phải là tỷ phú nếu như ông không nhìn thấy những giá trị tiềm ẩn và khai thác được chúng một cách tối đa. Mấy ai biết tiền thân của Virgin Records, hàng không Virgin Atlantic và bây giờ là hơn 200 các công ty trực thuộc tập đoàn Virgin trên toàn thế giới chỉ là một tờ báo nhỏ cho sinh viên, mang tên Student, được thành lập bởi mấy nhà kinh doanh “tiền lẻ”.
Như ông miêu tả lại trong cuốn sách “Mặc kệ nó, làm tới đi”: “Tôi đã rất chú ý việc tại sao các bạn trẻ lại phải dành hết số tiền ít ỏi của mình để mua các cuốn sổ ghi chép. Khi chính phủ Anh ban bố luật chỉnh sửa giá bán lẻ các mặt hàng, các cửa hàng bán sổ ghi chép vẫn không giảm giá. Tôi ngay lập tức nhận ra khoảng cách và cho in một dòng quảng cáo về sổ ghi chép giảm giá, nhận đặt hàng qua hòm thư trên tờ Student. Phản ứng của mọi người là rất bất ngờ. Tôi cũng không nghĩ nó sẽ thành công đến như thế và là sự khởi đầu của Virgin như ngày nay. Chúng tôi thu về được hàng thúng đơn đặt hàng, thậm chí kèm cả séc và tiền mặt trong đó”.
Những gì Branson đã làm được gọi là Đi tìm lợi ích.
Tạo ra lợi ích
Những người phục vụ có lợi ích khác cũng rất giỏi trong việc tạo ra lợi ích. Họ sáng tạo ra những chiêu thức phục vụ khách hàng rất mới lạ, độc đáo đến độc nhất vô nhị. Họ tạo ra các sản phẩm. Steve Jobs đã thay đổi hẳn một ngành công nghiệp máy tính cá nhân, đem lại lợi ích cho hàng triệu người.
Trở lại những năm 1976, khi ông và Steve Wozniak xây dựng Apple từ ga-ra của họ, tất cả những gì họ có là niềm đam mê với các sản phẩm điện tử và ước muốn tạo nên những thứ “tuyệt vời đến điên rồ”. Cũng với niềm đam mê đó đã tạo ra nên một ngành công nghiệp số mới với iPod và iTunes. Ông cũng tạo ra cả một gia tài với chiếc iPhone lừng danh của mình.
Bất kể bạn làm gì, cải tiến những thứ có sẵn hay tạo ra những sản phẩm mới, bạn đều đang là những người phục vụ có lợi ích.